3 cách thức đóng dấu văn bản 2022 Bạn phải biết | Con dấu công ty

16:08:2508/11/2018

Con dấu công ty có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu đối với một công ty, doanh nghiệp hay bất kỳ cơ quan nào. Liệu bạn đã biết chính xác cách đóng dấu văn bản chuẩn chưa?

Con dấu đối với các cơ quan, tổ chức là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình hoạt động: dấu pháp nhân (con dấu tròn) là đại diện tính pháp lý cho đơn vị; Con dấu chức danh để thể hiện vị trí quản lý của người đó, v.v.. Tương đương đó sẽ có nhiều vị trí cũng như cách đóng dấu khác nhau như đóng dấu treo, đóng dấu giáp lai, đóng dấu chữ ký hay đóng dấu 2 lần trên hóa đơn, dấu nổi, dấu thu nhỏ với giá trị pháp lý khác nhau.

Hãy cùng VIETLINK - Cơ sở khắc dấu tại Pleiku tìm hiểu và nắm được cách quản lý và sử dụng con dấu cũng như phương thức, cách thức đóng dấu các loại văn bản sao cho chuẩn nhất, đúng nhất (đặc biệt kế toán cũng cần phải biết) nhé.

Làm con dấu công ty giá rẻ theo yêu cầu tại Gia Lai
Làm con dấu công ty theo yêu cầu tại Gia Lai

 

#1. Cách đóng dấu treo

Dấu treo là con dấu được đóng ở trang đầu và phải được đóng trùm lên một phần tên của tổ chức, cơ quan hay tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó.

Một số cơ quan, tổ chức sử dụng đóng dấu treo trên các giấy tờ, văn bản nội bộ để thông báo trong cơ quan; hoặc có thể đóng lên trên góc trái của liên đỏ hóa đơn tài chính, thuế VAT.. Hình ảnh đóng dấu treo:

Cách Đóng dấu treo là gì?
Cách thức đóng dấu treo là gì?

 

Biên bản họp công ty có cần đóng dấu không?

Trong Luật doanh nghiệp 2014 thì cách thức quản lý, sử dụng con dấu là do doanh nghiệp quyết định được ghi nhận trong điều lệ công ty. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu công ty tùy ý, miễn là được thỏa thuận trong điều lệ công ty

#2. Cách đóng dấu chữ ký văn bản, trên hóa đơn

Tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về đóng dấu chữ ký có quy định: Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền, khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Hướng dẫn cách đóng dấu chữ ký chuẩn:

  • Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
  • Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ).
  • Khi đóng dấu chữ kí, dấu đóng phải lên trên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
  • Với các văn bản phụ lục kèm theo văn bản chính thì khi đóng dấu phải do người ký văn bản quyết định; và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
Cách đóng dấu 1/3 chữ ký đúng chuẩn

Cách thức đóng dấu 1/3 chữ ký đúng chuẩn

 

#3. Đóng dấu giáp lai

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên văn bản (gồm 2 tờ trở lên) vào lề trái hoặc lề phải để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu, đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

Các đóng dấu giáp lai là gì như thế nào
Cách đóng dấu giáp lai là gì?

 

Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Khi các cơ quan, công ty, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng, ngoài chữ ký và đóng dấu các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì cần có thêm dấu giáp lai của các bên nếu các bên đều có sử dụng con dấu trong hợp đồng.

Trường hợp, hợp đồng nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai một lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang văn bản liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết tất cả các trang của hợp đồng và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp đúng với con dấu của doanh nghiệp.

  • Dấu giáp lai được áp dụng với các văn bản có từ 02 trang trở lên đối với bản in 01 mặt; Hoặc từ 03 trang trở lên đối với bản in 02 mặt.
  • Con dấu được đóng trùm lên một phần của tất cả các tờ giấy, vào khoảng giữa mép phải hoặc mép của văn bản.
  • Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.

Ngoài việc dùng dấu giáp lai để đóng dấu trong các hợp đồng, văn bản pháp lý thì dấu giáp lai cũng được sử dụng trong những trường hợp như đóng dấu giáp lai ảnh (chứng minh thư nhân dân, bằng cấp các loại hay một số công văn có dán ảnh,..)

Mục này đã giải thích chi tiết về đóng dấu giáp lai ở đâu rồi nhé. Hãy trang bị cho mình để có thể kiểm soát được con dấu trên chứng từ, hóa đơn hay những văn bản hợp đồng để làm việc hiệu quả hơn.

Kết luận

Việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là khi phát sinh tranh chấp. Dấu giáp lai hoặc dấu treo góp phần khẳng định một tài liệu, chứng cứ có bị làm sai lệch trước tòa án hay không? Nếu có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch hồ sơ, chứng từ hoặc tài liệu thì rất có thể tài liệu đó sẽ không được coi là chứng cứ trước tòa án.

Trên đây là 3 cách đóng dấu văn bản mà khắc dấu Pleiku muốn chia sẻ đến bạn đọc. 

Chúc bạn luôn thành công!

 

Biên bản làm việc với cơ quan nhà nước có cần đóng dấu không?

Khác với doanh nghiệp hay đơn vị tư nhân, cơ quan nhà nước là một đơn vị hành chính chịu sự quản lý những luật chuyên ngành.

Theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Mỗi biểu mẫu đều có phần ký, đóng dấu của những bên có liên quan.

Vì vậy con dấu rất quan trọng trong cách văn bản giấy tờ!

0914 577 567